PHỤC HÌNH RĂNG THÁO LẮP

228 Đ. Cách Mạng Tháng 8, Phường 10, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 0934927539

minhhien170195@gmail.com

PHỤC HÌNH RĂNG THÁO LẮP
Ngày đăng: 18/10/2022 01:49 PM

Thiếu răng có thể gây khó khăn cho cuộc sống, cả về sự tự tin và chất lượng sống, thậm chí có thể ảnh hưởng đến phần còn lại của sức khỏe răng miệng của bạn. Nha khoa hiện đại mang đến những phương pháp điều trị mới nhất để giúp cải thiện nụ cười của bạn.

 

Bên cạnh những phương pháp phục hình cố định như Implant hay cầu chụp răng thì phục hình tháo lắp cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc tùy vào số lượng răng khỏe mạnh còn lại, sức khỏe toàn thân cũng như khả năng tài chính của bạn.

1. Thế nào là phục hình tháo lắp?

Phục hình tháo lắp (hay còn gọi là hàm giả tháo lắp) là một hàm giả thay thế cho các răng bị mất và các mô xung quanh có thể tháo ra, lắp vào được.

Có hai loại phục hình tháo lắp: làm hàm giả một phần (bán phần) và hàm giả toàn hàm. Hàm giả toàn bộ được sử dụng khi mất tất cả các răng, trong khi hàm giả bán phần được sử dụng khi vẫn còn một số răng tự nhiên.

Răng giả tháo lắp là răng thay thế được cố định trên một đế nhựa. Răng giả có thể là một phần, khi bạn vẫn còn răng tự nhiên trong miệng, hoặc răng giả toàn phần, khi bạn cần thay toàn bộ răng của mình. Không giống như cấy ghép hoặc cầu răng, răng giả có thể tháo rời để dễ dàng vệ sinh và bảo quản.

Phục hình tháo lắp (hàm giả tháo lắp) gồm 2 phần: phần nền hàm bằng nhựa (lợi giả) và phần răng bằng nhựa hoặc sứ. Tùy vào điều kiện sức khỏe và tài chính, khách hàng sẽ lựa chọn những vật liệu phục hình răng phù hợp.

 

Ai nên sử dụng phục hình tháo lắp?

Phục hình tháo lắp là phương pháp nha khoa truyền thống, ai cũng có thể sử dụng, đặc biệt là người cao tuổi. Sử dụng phục hình tháo lắp khi:

 

 

2. Những trường hợp nào có thể làm phục hình tháo lắp?

Tất cả các bệnh nhân có mất răng từng phần hay toàn phần đều có thể làm phục hình tháo lắp. Trừ một số trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với nhựa nền hàm, khớp cắn sâu  không đủ khoảng cách cho nền hàm thì có thể cần chuyển sang các phương pháp phục hình khác phù hợp.

 

Phân loại răng giả tháo lắp

 

2.1 Hàm giả toàn hàm

Hàm giả toàn bộ có thể được sử dụng theo cách "thông thường" hoặc là hàm giả sử dụng "tức thì" (hàm giả lắp ngay).

Thông thường hàm giả toàn bộ được làm sau khi răng đã được nhổ bỏ và mô nướu đã bắt đầu lành lại, thường từ 8 đến 12 tuần sau nhổ răng.

Hàm giả tức thì, không giống như các loại hàm giả thông thường, được làm từ trước và có thể định vị ngay sau khi nhổ răng vì vậy người đeo không phải thiếu răng trong thời gian lành thương. Tuy nhiên, xương và nướu sẽ co lại theo thời gian, đặc biệt là trong thời gian lành thương sau khi nhổ răng.

Do đó, một nhược điểm của răng giả tức thì so với răng giả thông thường là chúng cần nhiều điều chỉnh hơn để phù hợp trong quá trình lành thương và thường chỉ được coi là một giải pháp tạm thời cho đến khi có thể làm răng giả thông thường.

2.2 Hàm giả bán phần

Một hàm giả hoặc cầu răng tháo lắp bán phần thường bao gồm các răng thay thế được gắn vào một nền nhựa màu hồng hoặc màu nướu, đôi khi được kết nối bằng khung kim loại giữ răng giả cố định trong miệng. Hàm giả bán phần được sử dụng khi một hoặc nhiều răng tự nhiên vẫn còn ở hàm trên hoặc hàm dưới. Hàm giả không chỉ lấp đầy một phần các khoảng trống do mất răng tạo ra mà còn ngăn các răng khác xô lệch, thay đổi vị trí. Một hàm giả bán phần chính xác có thể tháo rời và có các móc gắn vào răng bên cạnh. Việc thiết kế các móc răng ngày càng được cải tiến để đảm bảo cho bạn có nụ cười tự nhiên.

3. Ưu - Nhược điểm của phục hình tháo lắp

3.1 Ưu điểm của phục hình tháo lắp

Răng giả tháo lắp là một trong những cách rẻ nhất để thay thế các răng bị mất. Hàm giả tháo lắp phục hồi chức năng cho ăn nhai của bạn và cũng có thể giúp bảo tồn đường nét của khuôn mặt bạn.

Răng giả tháo lắp có thể được chế tạo và đeo trong vòng vài tuần kể từ lần khám răng đầu tiên, giúp bạn mỉm cười và ăn nhai sớm hơn. Đối với những bệnh nhân mất nhiều răng, phục hình tháo lắp ít xâm lấn hơn và có chi phí thấp hơn so với các lựa chọn thay thế răng khác. Tùy thuộc vào vật liệu được sử dụng và các yếu tố khác theo thời gian răng bổ sung có thể được thêm vào hàm giả đang sử dụng.

 

3.2 Nhược điểm của phục hình tháo lắp

Cần có một khoảng thời gian để bệnh nhân có thể thích nghi và làm quen với việc phải ngậm một hàm nhựa trong miệng. Người mang hàm giả sẽ khó ăn nhai các thực phẩm cứng và dai.

Hàm giả tháo lắp bán phần có thể làm tăng sự tích tụ của mảng bám xung quanh các răng trụ mang móc, dễ dẫn tới sâu răng, viêm lợi. Sang chấn đối với răng trụ hoặc nướu có thể xảy ra do áp lực của hàm giả gây ra. Tại các vị trí mất răng, tiêu xương xảy ra nhanh và theo thời gian có thể ảnh hưởng đến các răng kế cận. Nếu vệ sinh không tốt, các thức ăn, mảng bám dễ lắng đọng lại ở hàm giả gây mùi hôi. Có thể gây viêm, nhiễm nấm niêm mạc miệng.

Tuổi thọ của hàm giả tháo lắp thấp hơn so với các phương pháp phục hình cố định khác. Trung bình sau khoảng 3-5 năm, khách hàng nên thay hàm mới.

 

5 lý do nên sử dụng phục hình tháo lắp

Tuy đã xuất hiện từ lâu và cho đến nay đã có nhiều phương pháp trồng răng hiện đại hơn nhưng phục hình tháo lắp vẫn được rất nhiều người lựa chọn vì những ưu điểm như sau:

 

Quy trình thực hiện phục hình tháo lắp

Tuy là một phương pháp phục hình đơn gian, nhưng bạn vẫn cần lưu ý và lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện. Phục hình tháo lắp cần được thực hiện theo quy trình chuẩn như sau:

Bước 1: Bác sĩ  khám – tư vấn và lên kế hoạch điều trị

Tại Nha khoa Kay, các bác sĩ sẽ khám tổng quát sức khỏe răng miệng, kiểm tra cấu trúc hàm, mật độ xương,… qua phim chụp X-quang để có kế hoạch điều trị và giải đáp thắc mắc, lựa chọn hàm giả tháo lắp phù hợp cho từng đối tượng khách hàng.

Bước 2: Bác sĩ tiến hành lấy dấu hàm

Lấy dấu hàm sau đó gửi dữ liệu cho phòng Labo để chế tác hàm giả tháo lắp, đảm bảo mức độ chuẩn xác nhất.

Bước 3: Gắn hàm giả trên các vị trí cần phục hình

Sau khi phục hình tháo lắp hoàn thành, bác sĩ sẽ gắn hàm giả lên trên các vị trí cần phục hình, sau đó cân chỉnh lại sao cho phù hợp, tạo sự thoải mái nhất cho khách hàng.

Bước 4: Hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà

Bác sĩ sẽ hướng dẫn khách hàng tháo lắp và những lưu ý về vệ sinh, chăm sóc. Trong quá trình sử dụng, nếu khách hàng thấy bất kỳ vấn đề liên quan đến khớp cắn, hãy đến ngay nha khoa để được tư vấn, chỉnh sửa.

 

 

4. Có lựa chọn khác thay thế cho răng giả tháo lắp không?


Nếu bạn bị mất một hoặc nhiều răng, bạn thường có ba lựa chọn để thay thế răng: Cấy ghép Implant nha khoa, làm cầu răng cố định và hàm giả tháo lắp như đề cập ở bài viết này. Ở các mức độ khác nhau, cả ba lựa chọn sẽ giúp bạn hoạt động bình thường hơn (nhai và nói), ngăn ngừa răng hiện tại của bạn bị xê dịch và cải thiện vẻ ngoài của nụ cười. Tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn của bạn, phục hình tháo lắp có thể là một lựa chọn tốt, lâu dài hoặc dùng như một biện pháp tạm thời trong khi chờ đợi phục hình gắn chặt ở giai đoạn sau cấy Implant.

Cấy ghép Implant nha khoa đang trở thành giải pháp thay thế tối ưu cho các trường hợp mất răng nhưng không phải ai cũng là ứng cử viên cho việc cấy ghép. Điều này còn tùy thuộc vào chỉ định, chất lượng xương của người bệnh hoặc việc bệnh nhân có các bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch hay một số thói quen như nghiện thuốc làm cầu răng giả cũng là một phương pháp thay thế khác, tuy nhiên lại phải mài các răng kế bên. Chi phí của Implant và cầu răng thường cao hơn, nhưng cấy ghép và cầu răng gần giống với răng thật hơn.

Với khách hàng chưa cấy implant và có nhu cầu tìm kiếm địa chỉ nha khoa an toàn, uy tín, có thể tham khảo gói trồng răng implant tại Nha khoa Quốc tế Kay 

>>>>  4-dieu-ban-can-biet-ve-cay-ghep-implant

5. Chăm sóc răng miệng khi mang hàm giả tháo lắp như thế nào?

Ban đêm đi ngủ nên tháo hàm giả để cho răng và các mô mềm của miệng được nghỉ ngơi và phục hồi. Nướu của bạn cần được tiếp xúc với không khí và lưu thông máu tốt để khỏe mạnh.

Chải răng thật kỹ để lấy hết các mảng bám trên các răng tự nhiên của bạn, nên sử dụng bàn chải máy nếu có thể. Dùng chỉ nha khoa là rất quan trọng, đặc biệt là xung quanh răng trụ của bạn.

Chăm sóc hàm giả của bạn bằng cách sử dụng kem đánh răng và bàn chải mềm, hoặc viên làm sạch răng giả. Bảo quản răng giả trong nước sạch hoặc nước muối sinh lý ở nơi an toàn không bị vỡ.

Chú ý khi lắp hàm giả vào trong miệng thì nên dùng các ngón tay để lắp, không nên lắp bằng cách cắn vào hàm giả. Cắn sẽ làm căng các móc cài và có thể dẫn tới gãy móc, gãy hàm, rơi răng giả trên nền hàm.

Lưu ý về nguy cơ sâu răng - hạn chế đồ uống có đường và thực phẩm có hàm lượng đường cao.

Tiếp tục các cuộc hẹn khám nha khoa định kỳ theo hướng dẫn của nha sĩ của bạn để làm khám, lấy cao răng và xử trí các bệnh lý phát sinh kịp thời đảm bảo cho sức khỏe răng miệng của bạn.

Cân nhắc phương pháp điều trị bằng fluoride với nha sĩ của bạn để giúp ngăn ngừa sâu răng và hạn chế mất thêm răng.

Khô miệng (hay Xerostomia) có thể làm tăng chấn thương mô mềm khi đeo hàm giả. Khô miệng cũng làm tăng tỷ lệ sâu răng. Vì vậy hãy hỏi nha sĩ của bạn để được đánh giá khô miệng và các lựa chọn điều trị phù hợp nhất.

 

 

 

 

 

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline
<?=lienhe?>