Khi niềng răng cần chú ý điều gì? Chăm sóc răng miệng đối với người lớn đã là điều cần thiết. Đối với người niềng răng, đặc biệt là trẻ em thì việc chăm sóc còn cần nhiều chú ý hơn nữa. Vậy, chăm sóc răng cho bé thế nào mới đúng. Xem ngay các lưu ý dưới đây của Kay nha!
Chải răng thường xuyên
Khi niềng răng, các nha sĩ thường khuyến khích bé sử dụng bàn chải lông mềm để chải răng. Lông bàn chải cứng sẽ gây mòn men răng và tổn hại đến nướu răng. Khi chải răng cha mẹ nên hướng dẫn bé xoay bàn chải theo vòng tròn. Các chuyên gia khuyến cáo nên thay bàn chải 3 tháng 1 lần ở người bình thường. Đối với người niềng răng thì nên thay mới trước 3 tháng.
Trong trường hợp bé niềng răng có gắn mắc cài thì thường phải sử dụng một bộ dụng cụ bàn chải chỉnh nha để làm sạch các mắc cài và kẽ răng. Do đó, việc vệ sinh răng miệng trở nên mất thời gian và đòi hỏi tỉ mỉ hơn. Cha mẹ cần hướng dẫn bé chải thật sâu các răng hàm phía trong để không bỏ sót ngóc ngách nào. Việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn để bé có thể vệ sinh răng miệng một cách sạch sẽ nhất.
Thường xuyên súc miệng
Kể cả đang niềng răng hay không niềng răng thì bé cũng cần súc miệng thường xuyên. Các nha sĩ thường khuyến khích cha mẹ cho bé dùng nước súc miệng có chứa fluoride bởi chúng có tác dụng bảo vệ và làm răng cứng chắc trong suốt quá trình chỉnh nha.
Sau khi chải răng, bé có thể ngậm dung dịch nước súc miệng fluoride trong khoảng 30 giây, sau đó nhả ra. Thêm vào đó, bé nên súc miệng trước khi đi ngủ để fluoride tiếp tục tác dụng trong đêm.
Chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn rất quan trọng đối với trẻ đang niềng răng. Trong quá trình niềng răng nên hạn chế thức ăn chứa quá nhiều đường hoặc nước uống có ga. Thức ăn nhiều đường sẽ rất dễ bám vào mắc cài nếu chăm sóc răng không kỹ. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra sâu răng, vôi răng. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên cho bé ăn thức ăn quá cứng hoặc quá nóng như lẩu, nước canh… và một số thức ăn dai, dính như đồ chiên giòn.
Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ khi niềng răng
Trẻ đang niềng răng nên ăn gì?
Các loại thực phẩm khuyên dùng
Khi niềng răng sẽ có một số hạn chế nhất định về vấn đề ăn uống. Đây là điều quan trọng cần phải tuân thủ để đảm bảo quá trình điều trị niềng răng hiệu quả nhanh nhất có thể. Các loại thực phẩm được khuyên dùng trong quá trình bé niềng răng gồm:
1 – Sữa chua
Sữa chua là một loại thực phẩm chứa nhiều protein mà bé có thể ăn khi mới niềng răng. Sữa chua có thể cho bé cảm giác mát dịu cho răng đau. Tác dụng này sẽ cho cảm giác tuyệt vời trên răng và nướu.
Trẻ niềng răng nên ăn sữa chua ít béo để có một chế độ ăn uống cân bằng. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường thường hàm lượng đường để làm cho sữa chua ít béo có hương vị ngon hơn.
2 – Súp
Súp được biết đến như một loại thức ăn mềm và thích hợp cho người niềng răng nên ăn. Súp có nhiều loại, tất cả các loại súp đều giàu vitamin và khoáng chất. Súp cũng là nguồn cung cấp chất lỏng và collagen tuyệt vời.
3 – Trứng
Trứng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn dễ tiêu hóa và không cần nhiều áp lực nhai. Cha mẹ cũng có thể chế biến trứng theo nhiều cách khác nhau. Cho dù chiên, luộc thì cũng vẫn rất tốt. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho bé ăn kèm trứng với các loại thức ăn mềm khác như pho mát, cà chua hoặc bơ.
4 – Sinh tố
Sinh tố là một trong những thực phẩm thích hợp để ăn khi đang niềng răng. Vì sinh tố có thể được làm với nhiều nguyên liệu khác nhau nên sẽ không cảm thấy nhàm chán. Các bậc phụ huynh có thể thêm trái cây, rau và nhiều loại nước trái cây khác nhau để tùy chỉnh hương vị sao cho phù hợp với bé.
Nếu bé nhà bạn bị đau răng do niềng răng, hãy chế biến một ly sinh tố với kem. Nhiệt độ lạnh của một ly smoothie sẽ làm giảm đau và sưng tấy trong tuần đầu tiên bắt đầu niềng răng hoặc chỉnh nha.
5 – Một số loại thực phẩm khác
Ngoài ra bé đang niềng răng cũng có thể ăn các loại thực phẩm như:
- Chế phẩm từ sữa: phô mai, bơ mềm các loại bánh và sữa, sữa chua…
- Các loại bánh mì, bánh ngọt xốp mềm không rắc hạt.
- Các thực phẩm xốp, mềm như: các loại mì, cơm nấu chín mềm, ngũ cốc.
- Thức ăn được nấu, ninh chín, mềm như cháo, súp, bún, phở.
- Thịt mềm, nhỏ như thịt băm viên, thịt hầm.
- Rau quả, các món luộc, hấp, khoai tây nghiền.
Trẻ răng không nên ăn gì?
Bên cạnh những loại thực phẩm khuyên dùng thì những loại thực phẩm nên hạn chế cũng được các bậc cha mẹ quan tâm. Trẻ đang niềng răng cần hạn chế ăn những món ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Bố mẹ nên tránh những thực phẩm dưới đây để nhanh chóng đạt được hiệu quả niềng răng tốt nhất:
- Những thức ăn dai và dẻo: xôi chiên, bánh mì có vỏ dai cứng, bánh nếp, bánh dày.
- Những thực phẩm giòn: bỏng ngô, khoai tây chiên, đồ chiên giòn.
- Thực phẩm cứng, khó nhai, cần nhiều lực nhai: kẹo, đá viên, sụn, xương.
- Những món ăn cần phải nhai nhiều: bắp luộc, táo, đùi – cánh gà…
- Thức ăn quá nóng: lẩu, canh nóng; hoặc quá lạnh như kem, đá.
Những lưu ý trong vấn đề ăn uống khi niềng răng
Bên cạnh những thực phẩm người niềng răng nên ăn và nên tránh thì cha mẹ cũng cần quan tâm tới một số lưu ý sau:
- Nên cắt thức ăn thành nhiều miếng nhỏ: Việc cắt nhỏ thức ăn giúp giảm áp lực nhai của răng. Đồng thời cũng hạn chế tác động vào mắc cài, tránh tình trạng bung sút ảnh hưởng tới quá trình niềng răng.
- Hạn chế cắn xé thức ăn: Bố mẹ nên loại bỏ các loại thực phẩm yêu cầu cắn xé quá nhiều ra khỏi khẩu phần ăn của bé. Bởi giai đoạn này, chân răng đang xê dịch và chưa thực sự ổn định. Lực cắn xé theo nhiều hướng có thể làm răng bị lệch.
- Ăn chậm rãi và từ tốn: Tập cho bé thói quen ăn uống chậm rãi, từ tốn để giảm thiểu áp lực mà các niêm mạc miệng phải chịu. Từ đó, phần nào giảm bớt nguy cơ bị nhiệt. Hơn nữa, việc ăn chậm còn giúp hàm không phải hoạt động quá nhiều. Đồng thời giúp giảm khả năng bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ giúp miệng không bị khô và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên bé nên hạn chế uống nước đá lạnh. Đặc biệt là tránh nhai đá vì sẽ làm ảnh hưởng đến khung răng và khiến răng nhạy cảm ê buốt.