Sâu răng và những tổn thương nhỏ để lại trên nhiều răng với các khuyết tật tiến triển theo thời gian nếu không được điều trị
Trước đây, việc trám răng được thực hiện bằng hỗn hợp bạc (amalgam bạc) thường không thẩm mỹ. Ngày nay, trám răng thẩm mỹ bằng nhựa hoặc sứ có thể thực hiện cùng lúc 2 vai trò chức năng và thẩm mỹ.
Trám răng thẩm mỹ trông tự nhiên hơn, không chứa kim loại và lâu dài
Nếu bạn là một người lớn tuổi, bạn có thể nhớ rằng trám răng bằng hỗn hợp bạc đã khá phổ biến vài năm trước đây. Những loại vật liệu trám răng này được biết đến với độ bền của chúng, nhưng chúng không phải là giải pháp kín đáo nhất. Chất trám amalgam bạc nổi bật và có thể làm ố răng của bạn.
Trám răng thẩm mỹ hoặc trám trắng là cách mới để khôi phục lại sức khỏe của chiếc răng bị sâu hoặc hư hỏng. Chúng tôi cung cấp phục hình thẩm mỹ hoặc phục hình màu răng như là những lựa chọn thay thế thẩm mỹ và tương thích sinh học cho amalgam bạc. Trên thực tế, chúng tôi không còn sử dụng chất liệu trám bằng bạc hoặc amalgam nữa. Trám răng thẩm mỹ được làm bằng nhựa hoặc sứ hòa hợp hoàn toàn với răng tự nhiên của bạn. Trên thực tế, chúng ta có thể phối màu vật liệu trám để chúng trông hoàn toàn không nhìn thấy.
Những trường hợp nào nên trám răng?
Trám răng được chỉ định với 2 mục đích là điều trị và phòng ngừa. Thông thường, các trường hợp dưới đây cần phải trám răng:
- Sâu răng: Đối với các lỗ sâu nhỏ nên tiến hành trám răng để ngăn chặn sâu lan rộng, có thể nhiễm trùng tủy răng dẫn tới đau dữ dội.
- Mòn ngót cổ răng: Đây là những khuyết hình chêm ở cổ răng, gây cảm giác ê buốt khi chải răng và nhạy cảm với nóng, lạnh. Nên trám răng để phục hồi lại phần men răng đã bị khuyết bằng composite quang trùng hợp (đông cứng bằng tia laser).
- Chấn thương: Khi va chạm khiến răng bị bể, mẻ hay răng không còn hình dạng như lúc đầu, có khi đau buốt nên cần phải trám; tái tạo để phục hồi lại chức năng ăn nhai cũng như hình dáng, đồng thời giảm ê buốt răng.
- Răng thưa: Trám răng thẩm mỹ sẽ giúp đóng kín các kẽ răng giúp tránh được việc nhét thức ăn và thẩm mỹ cao hơn. Tuy nhiên, không khuyến khích trám răng thưa vì khả năng lưu giữ kém và thẩm mỹ không cao như laminate sứ hoặc phục hình răng sứ.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện trám răng. Bạn cần đến nha khoa để thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
Tại sao nên chọn Trám răng thẩm mỹ thay thế Amalgam?
Trám răng thẩm mỹ hay trám trắng có nhiều ưu điểm hơn so với trám bạc truyền thống.
- Tính thẩm mỹ tuyệt vời. Những miếng trám có màu răng là không thể nhìn thấy được, ngay cả khi bạn nhìn kỹ vào răng. Chất liệu nhựa hoặc sứ bắt chước men răng thật đến mức khó nhận biết chúng là nhân tạo.
- Không chứa Kim loại. Vật liệu trám răng không chứa kim loại có thể gây khó chịu khi tiêu thụ đồ ăn thức uống nóng hoặc lạnh. Trám răng thẩm mỹ được khuyến khích cho những bệnh nhân bị dị ứng với kim loại.
- Bảo vệ răng. Không giống như trám bạc amalgam, trám răng thẩm mỹ liên kết trực tiếp với bề mặt của răng để tăng cường cấu trúc. Không cần phải loại bỏ quá nhiều men răng hoặc làm rỗng răng.
- Độ bền và sức mạnh. Nhờ kỹ thuật kết dính hiện đại, trám răng thẩm mỹ hiện nay có thể tồn tại lâu dài như trám răng bằng hỗn hợp bạc. Trám răng thẩm mỹ có thể dùng để phục hình răng cửa hoặc răng chịu lực nhai cao nhất.
Trám răng thẩm mỹ hoặc trám trắng là cách mới để khôi phục lại sức khỏe của chiếc răng bị sâu hoặc hư hỏng.
Quy trình trám răng thẩm mỹ hiệu quả và an toàn
Quy trình trám răng được diễn ra tuần tự theo các bước sau đây:
Bước 1: Thăm khám tổng quát
Bác sĩ tiến hành thăm khám để xác định mức độ tổn thương của răng cần trám. Nếu cần có thể cho chụp phim X-Quang để xác định xem tủy răng có bị tổn thương hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp và vật liệu trám thích hợp (Composite resin có hoặc không có kết hợp với che tủy, trám lót bằng ciment).
Bước 2: Sửa soạn xoang trám
Bác sĩ tiến hành nạo sạch phần mô bị hư hại cũng như mài vát men làm tăng độ lưu giữ của miếng trám.
Bước 3: So màu răng
Bước so màu răng diễn ra để lựa chọn chính xác màu của vật liệu trám.
Bước 4: Đặt khuôn trám hoặc dùng chỉ co nướu
Sử dụng chỉ co nướu hoặc đặt khuôn trám trong những trường hợp bờ xoang sâu dưới nướu hoặc xoang sâu lớn.
Bước 5: Trám răng
Thực hiện quy trình trám răng thẩm mỹ qua các bước tiêu chuẩn: xoi mòn acid (etching), tạo lớp dán (bonding) và trám composite resin quang trùng hợp (light polymerization).
Bước 6: Kiểm tra lại
Kiểm tra và mài chỉnh những điểm vướng cộm sau khi trám
Bước 7: Hoàn thiện quy trình trám răng
Đánh bóng miếng trám và cho bệnh nhân xem miếng trám để đánh giá thẩm mỹ.
Lợi ích sau khi thực hiện trám răng
Trám răng là một phương án đơn giản, nhanh chóng và chi phí rẻ, thế nhưng không vì vậy mà nó không mang lại nhiều lợi ích:
Cải thiện tính thẩm mỹ
Có bao giờ bạn nghĩ đến việc chiếc răng cửa của mình mẻ đi một mảnh, khiến bạn ngại không dám nở nụ cười khi giao tiếp? Do đó, trám răng sẽ giúp lấy lại hình dáng một chiếc răng nguyên vẹn, cải thiện thẩm mỹ cho hàm răng và cả khuôn mặt.
Cải thiện chức năng ăn nhai
Những chiếc răng hàm bị sâu thường sẽ gây ra mùi hôi miệng và đau nhức, nhất là khi thức ăn rơi vào lỗ sâu răng càng làm bạn cảm thấy khó chịu hơn. Trám răng sẽ lấp đầy những lỗ sâu răng này, giúp bạn có thể ăn nhai thoải mái mà không sợ tình trạng này nữa. Đồng thời, hệ tiêu hóa cũng không còn phải làm việc quá sức vì răng khó ăn nhai nữa.
Điều trị bệnh lý trên răng
Không những cải thiện chức năng ăn nhai, răng được trám sẽ đồng thời ngăn ngừa được sự tấn công trở lại của vi khuẩn. Từ đó giúp răng cứng chắc, khỏe mạnh hơn cũng như không còn bị sâu răng nữa.
Lưu ý khi trám răng
- Nên đến khám răng định kỳ 6 tháng/lần, bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra chất lượng của những miếng trám cũ. Trường hợp trong quá trình ăn nhai, miếng trám này bị hở, nứt hoặc phát hiện những lỗ sâu mới thì bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất cho bạn.
- Đối với các vết sâu mới bắt đầu, kích thước nhỏ, bác sĩ có thể thực hiện tái khoáng men răng và hướng dẫn bạn cách vệ sinh răng miệng đúng đắn để ngăn chặn sâu răng tiến triển.
- Răng sâu có lỗ hổng cần phải được trám lại càng sớm càng tốt nếu không sâu răng sẽ tiến triển làm tổn thương đến tủy, lỗ hổng càng lớn càng khó có được hiệu quả trám răng cao.
- Trường hợp răng sâu có lỗ hổng quá lớn không thể thực hiện trám răng được vì mô răng thật quá ít khiến miếng trám dễ bị bong tróc trong quá trình ăn nhai. Trường hợp này, bác sĩ sẽ loại bỏ những mô răng hỏng, sau đó điều chỉnh thành một trụ răng để cho mão sứ bao bọc bên ngoài, phục hình lại thân răng.